2024-10-11T09:50:48+07:00 2024-10-11T09:50:48+07:00 https:///tieng-nghe-cua-toi/hieu-nham-hay-hieu-lam-1712.html https:///uploads/news/2024_10/hieu-nham-hay-hieu-lam.jpg

1. Hiểu nhầm hay hiểu lầm đúng?
Trên thực tế, trên các phương tiện truyền thông, bạn đọc sẽ thấy cả 2 cách viết hiểu lầm lẫn hiểu nhầm như trường hợp kìm chế hay kiềm chế. Ví dụ ở báo Vnexpress có các bài viết sau: Hiểu lầm:
Như chúng tôi đề cập ở trên, hiểu nhầm hay hiểu lầm là từ đồng nghĩa nên bạn có thể dùng từ nào cũng đúng cả. Cụ thể, theo từ điển tiếng Việt ghi nhận cả lầm/nhầm với cùng một nghĩa là "nhận thức cái nọ ra cái kia, do sơ ý hay không biết".
-
Hiểu lầm thường gặp về bệnh sởi
-
Hiểu lầm về vitamin K2 khiến trẻ lỡ giai đoạn 'vàng' phát triển chiều cao
-
6 hiểu lầm phổ biến về vaccine dại
Hiểu nhầm:
-
8 hiểu nhầm thường gặp về sốt xuất huyết
-
Martin Adam - cầu thủ bị hiểu nhầm nhất Euro 2024
-
Biển cấm ôtô gây hiểu nhầm cho người đi xe điện
>>>Đọc thêm: An yên hay an nhiên đúng chính tả?
2. Nhầm lẫn hay lầm lẫn?
Tuy nhiên, cách viết "nhầm lẫn" phổ biến hơn, còn cách viết "lầm lẫn" ít khi xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Tương tự trường hợp hiểu nhầm hay hiểu lầm thì trường hợp này cả 2 cách viết nhầm lẫn hay lầm lẫn đều đùng và có cùng một nghĩa "nhầm cái nọ với cái kia (nói khái quát)". Lưu ý trường hợp này sẽ khác trường hợp nhằm nhò hay nhầm nhò nha!
-
4 bệnh mũi xoang dễ nhầm lẫn triệu chứng
-
Nhầm lẫn 'dùng cảnh nóng để giáo dục giới tính'
-
Những cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn
Kết lại, bạn đọc có thể viết hiểu nhầm hay hiểu lầm đều đúng chính tả nha. Cũng nói thêm với bạn, trong phương ngữ xứ Nghệ thì thường nói từ "lầm" thay "nhầm" nhé. Nếu còn thắc mắc hãy nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Thông tin thêm với bạn đọc, nhầm/lầm đồng nghĩa nhưng không thay thế cho nhau trong mọi tình hướng nhé. Ví dụ: Lầm lỡ không thể viết thành nhầm lỡ, lầm lì không thể viết thành nhầm lì...
Viết bởi Nghengu.vn